Blockchain 101, Crypto101, ICO Review

6 ĐIỂM NHẬN BIẾT COIN/ICO SCAM

Trong thời gian vừa qua liên tiếp các vụ lừa đảo trên thị trường tiền số tại Việt Nam bị phanh phui có thể kể đến như Ifan, Pin Coin, VnCoins, Skymining , Asama Farm etc… Bài viết dưới đây liệt kê 6 dấu hiệu của ICO Scam thường gặp để mọi người có thể nhận biết khi gặp phải

1. Ứng dụng của sản phẩm không cần đến blockchain hoặc mở bán ICO

Không phải mọi ứng dựng công nghệ đều cần đến Blochain hoặc mở bán ICO. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng với công nghệ blockchain và tiềm năng của nó,  nhiều dự án đã được vẽ ra để trở thành những thứ lớn lao, viển vông không tưởng

Ngay cả với dự án yêu cầu ICO để thanh thanh toán (ví dụ như Steemit sử dụng để trả cho các nhà văn trên nền tảng mạng xã hội ) có thể  sử dụng các đồng tiền điện tử hiện có như Bitcoin và Ether.

Khi đánh giá một dự án ICO, câu hỏi đầu tiên là: “Chúng ta có cần blockchain hoặc mã code smart contract cho dự án này không?” Nếu câu trả lời là không  thì rất có thể đây là dự án SCAM. Các đồng coin Ifan, Pin Coin, VnCoins, hoàn toàn không có ứng dụng công nghệ chính là những ví dụ điển hình nhất.

how-smart-contracts-work
Không phải lúc nào cũng cần thiết xây dựng Smart Contract

2. Không có mã nguồn mở trên GitHub

Nếu một dự án ICO đề xuất mã nguồn mở, một GitHub trống hoặc có feedback không tốt từ các Dev thường là dự án SCAM

Một trong những đặc điểm chính của nhiều dự án blockchain là chúng có nguồn mở. Điều này có nghĩa là đoạn code của smart contract được tải lên các kho lưu trữ như GitHub cho tất cả  mọi người có thể để kiểm tra. Đối với những người có kinh nghiệm lập trình blockchain, việc xem xét  các đoạn code này cho phép họ đánh giá tính khả thi của dự án.

Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất cho một dự án Scam là thiếu chi tiết về cách thức hoạt động của sản phẩm. Đối với các nhà đầu tư phổ thông, bạn chỉ cần kiểm tra xem dự án có bất kỳ đoạn code nào được tải lên kho lưu trữ công khai hoặc sản phẩm hoạt động hay không là có thể đánh giá được độ rủi ro

maxresdefault
GitHub trống là dấu hiệu SCAM

3. Cấu trúc của token và tỉ lệ phân phối

Lịch trình cung cấp  token và cấu trúc khai thác, phân phối của Token đó có thể được sử dụng để tham chiếu và xác nhận ý định của những người sáng lập.

Nói một cách đơn giản,  tỉ lệ phân phối token cho Dev team và advisor là điểm đáng chú ý nhất. Nếu tỷ lệ phần trăm token này quá cao hoặc phân phân phối không hợp lí thì đây có thể là dấu hiệu của SCAM

VnCoins , người sáng lập đã bị kết tội  lừa đảo trị giá 9 triệu $, có phần lớn token dành  cho team Dev trong dự án. Tỷ lệ token lớn cho Dev team có thể cho thấy thấy ý định của nhóm là tối đa hóa lợi ích tài chính cá nhân của họ từ việc bán Token qua ICO, thay vì duy trì khả năng tồn tại của mạng blockchain theo thời gian.

4. Team phát triển, Advisors ẩn danh hoặc không có kinh nghiệm liên quan

Hiểu được ai là người đứng sau một dự án blockchain là bước quan trọng nhất. Ngay cả khi ý tưởng của sản phẩm có vẻ hấp dẫn, một trong những yếu tố quyết định lớn nhất của sự thành công của nó là đội ngũ đằng sau.

Khi nhìn vào một nhóm và xác minh kinh nghiệm của họ, các nền tảng như Twitter và LinkedIn rất hữu ích. Tuy nhiên, điều quan trọng  bạn cần lưu ý là hồ sơ có thể bị giả mạo. Bạn nên kiểm tra thông tin về  trường đại học, công ty đối chiếu với của  các nguồn của bên thứ ba có uy tín (VD: một tờ báo đại học hoặc trang web của công ty)

ICO thường liệt kê các cố vấn của họ trên trang web. Bạn cũng nên xác minh xem các cố vấn  đó có hợp pháp hay không.

1_xf5HW-q6CC6HqZ-rEKXIGw
Lấy hình ảnh diễn viên làm team dev ???

5. Thông tin Website/Whitepaper không đầy đủ hoặc thiếu chính xác

Khi bạn không chắc chắn liệu một dự án có phải là SCAM hay không, tốt hơn hết là nên thận trọng. Mặc dù nhiều trang web được thiết kế tốt và thông tin chi tiết vẫn có thể là dự án lừa đảo.

Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư có thể chờ đợi thêm thông tin (ICO ở châu Á, nơi thông tin chỉ được dịch sang tiếng Anh), hoặc đơn giản là tránh các ICO mà bạn không hiểu rõ.

Một nguồn thông tin quan trọng khác cho tất cả các ICO là White Paper – sách trắng : tài liệu vạch ra sứ mệnh, chi tiết về kỹ thuật,  về đội ngũ phát triền và các chi tiết quan trọng khác. Các nhà đầu tư nghiệp dư , không có nền tảng kỹ thuật nên cẩn thận đọc kỹ white paper

Một số dự án hợp pháp hơn (ví dụ: Ethereum) cung cấp báo cáo phác thảo các điểm chính của  dự án, cùng với tài liệu kỹ thuật chi tiết giải thích công nghệ đằng sau dự án.

6. Hứa tỉ lệ lãi xuất cố định, khủng

Các dự án lừa đảo sử dụng Ponzi Scheme đều hứa hẹn lãi xuất cố định và rất khủng như    Ifan, Pin Coin, VnCoins, Skymining , Asama Farm.Các bạn nên tránh xa các dự án đầu tư kiểu như vậy. Bitconnect vẫn là tượng đài Scam nếu bạn còn nhớ

2018-08-09_16-14-10
Hứa lãi xuất cố định là dấu hiệu SCAM lớn

Nếu các bạn thấy kênh hữu ích có thể ủng hộ cho chúng tôi tiếp tục phát triển kênh tại:

  • Ví BTC: 3Jr3J4yqMT2BANU719iySkEFStK1gfW9Av
  • Ví ETH: 0x1F9dD0A3bAE35A104Dc4530f982be67545a92E72

Follow youtube: http://bit.ly/videoscryptoinsidervn

Follow Twitter: http://bit.ly/CryptoInsiderVN

** Lưu ý: Mọi thông tin của kênh đều mang tính chất tham khảo, tham gia vào thị trường Tiền Điện Tử mang lại nhiều rủi ro cũng như nhiều lợi nhuận, hãy luôn tỉnh táo và đưa ra quyết định chính xác.

Leave a comment